3 sai lầm cần tránh trong lần đầu khởi nghiệp
Posted by
vkdt
at
Wednesday, May 20, 2015
1. Đừng thuê người thiếu kinh nghiệm, kỹ năng
Khi bạn điều hành một công ty từ một đến ba người và bạn cố gắng làm mọi thứ mà không cần thêm nhân sự khác. Với quy mô công ty như thế, bạn cho rằng chỉ cần vài người là có thể làm được hết việc, xây dựng hệ thống, hoặc giải quyết vấn đề tài chính. Ai cũng nghĩ giống bạn đúng không? Sai rồi!
Tôi đã thuê kỹ sư đầu tiên như thế nào? Tôi thuê ngay người đầu tiên ứng tuyển, một người có vẻ tự tin rằng anh ta có thể làm được việc và sẵn sàng chấp nhận mức thù lao thấp. Tôi nghĩ rằng mình đã có được mối hời….Nhưng tôi đã sai.
Tại sao tôi có thể mắc một sai lầm cơ bản thế nhỉ? Nhìn lại, tôi có thể phần nào đổ lỗi cho việc tôi thiếu vốn và mối quan hệ để có thể tuyển được người tài năng hơn, nhưng sự thật là tôi không hiểu được chính xác công việc cần gì. Tôi hiểu những chi tiết nhiệm vụ gì của công việc cần được hoàn thành, nhưng tôi không hiểu ứng viên cần những kỹ năng gì để hoàn thành công việc đó, hoặc làm thế nào để đánh giá về các kỹ năng của ứng viên. Thật không may, do thiếu những kiến thức đó, sai lầm tuyển dụng là không thể tránh khỏi.
Lời khuyên cho bạn: Hãy nói chuyện với những doanh nhân có kinh nghiệm và những người đang làm chính công việc mà bạn đang muốn tuyển dụng để hiểu rõ về trình độ, kỹ năng cần thiết ở vai trò của họ. Nói chuyện với bất kỳ ai có thể cho bạn lời khuyên.
Họ sẽ giúp bạn xác định được những kỹ năng cần thiết và giúp bạn xây dựng chỉ số đo lường hiệu quả cho vai trò đảm nhận công việc đó. Những điều này sẽ giúp việc tuyển dụng của bạn như mong muốn và hiệu quả hơn.
Thậm chí, những nhân viên đầu tiên là những người góp phần xây dựng văn hoá của công ty bạn. Vì thế, những nhân viên ban đầu cần phải có đầy đủ kỹ năng cần thiết, nhưng không kém phần quan trọng họ phải có tố chất, tính cách và thái độ phù hợp để giúp bạn xây dựng môi trường công ty.
2. Tìm người đồng sáng lập
Khởi nghiệp một mình khi không có kinh nghiệm thực sự là một thách thức. Khi nói đến khởi nghiệp, hai cái đầu bao giờ cũng tốt hơn một cái đầu.
Một ý tưởng có thể rất hay, nhưng vấn đề là thực thi nó, và thật lòng mà nói, về mặt kỹ thuật, kiến thức của tôi cực kỳ ít ỏi. Việc có một người đồng sáng lập sẽ đảm bảo rằng bạn có ai đó bổ sung, cân bằng điểm mạnh và điểm yếu, đó sẽ là yếu tố thành công lâu dài.
Tự làm hết mọi thứ một mình, tôi đã chờ đợi một thời gian dài trước khi tìm thấy người đồng hành phù hợp. Chờ đợi cũng có lợi, bởi vì, tôi có thời gian để nhìn ra chính xác những kinh nghiệm, kỹ năng của đối tác mà mình cần và kết quả là tôi đã tìm được người phù hợp.
Tuy nhiên, tôi đã có thể làm tốt hơn, nhanh hơn, giảm thiểu những rủi ro của công ty nếu như tôi có người đồng hành ngay từ đầu, thậm chí chưa cần phải là một đối tác hoàn hảo. Vì thế, đừng khởi nghiệp một mình. Sở hữu 100% thay vì 50% hay 33% thật sự rất hấp dẫn đúng không, nhưng cũng có thể làm gia tăng khả năng cuối cùng là 100% bạn sẽ không có gì cả.
3. Đừng giấu ý tưởng – hãy chia sẻ nó
Tôi phạm phải sai lầm này. Tôi tốn nhiều thời gian và tiền bạn để bảo vệ ý tưởng của mình, cũng như chiến lược thực thi. Tôi sợ rằng ai đó sẽ có thể ăn cắp ý tưởng của mình.
Không chỉ tốn thời gian và tiền bạc mà tôi còn bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để có được ý kiến từ người sử dụng tiềm năng, khách hàng và đối tác. Tôi tốn hàng tuần (và cả hàng ngàn đô la) vào việc bảo hộ bằng sáng chế và nhãn hiệu, trong khi lẽ ra tôi nên xây dựng prototype và chia sẻ với mọi người và bất kỳ ai quan tâm.
Tôi cho rằng ý tưởng không có giá trị như mọi người vẫn tưởng. Quan trọng hơn chính là việc hiện thực hoá ý tưởng đó. Không ai sẽ ăn cắp ý tưởng của tôi bởi vì không phải ai cũng đủ can đảm để thực hiện nó. Thực tế là có hàng trăm người có ý tưởng giống tôi, nhưng lại không thể hoặc sẽ không thực hiện nó.
Tóm lại, hãy tận dụng nguồn lực xung quanh bạn để họ cho bạn ý kiến và giúp đỡ bạn.
Đừng giấu ý tưởng – hãy chia sẻ nó. Hãy tận dụng nguồn lực xung quanh bạn để họ cho bạn ý kiến và giúp đỡ bạn.
Ba năm trước, tôi thành lập công ty công nghệ một mình, trong một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ và không hề có kinh nghiệm về công nghệ hay kinh nghiệm khởi nghiệp. Tôi là một luật sư tại Cravath, một công ty ở thị trấn Manhattan. Trong giai đoạn khởi nghiệp Updater, tôi đã mắc phải những sai lầm mà tôi chia sẻ dưới đây với hy vọng rằng bạn sẽ tránh được những sai lầm cổ điển của những người kinh doanh lần đầu. Đây là 3 bài học tôi rút ra từ sai lầm của mình:1. Đừng thuê người thiếu kinh nghiệm, kỹ năng
Khi bạn điều hành một công ty từ một đến ba người và bạn cố gắng làm mọi thứ mà không cần thêm nhân sự khác. Với quy mô công ty như thế, bạn cho rằng chỉ cần vài người là có thể làm được hết việc, xây dựng hệ thống, hoặc giải quyết vấn đề tài chính. Ai cũng nghĩ giống bạn đúng không? Sai rồi!
Tôi đã thuê kỹ sư đầu tiên như thế nào? Tôi thuê ngay người đầu tiên ứng tuyển, một người có vẻ tự tin rằng anh ta có thể làm được việc và sẵn sàng chấp nhận mức thù lao thấp. Tôi nghĩ rằng mình đã có được mối hời….Nhưng tôi đã sai.
Tại sao tôi có thể mắc một sai lầm cơ bản thế nhỉ? Nhìn lại, tôi có thể phần nào đổ lỗi cho việc tôi thiếu vốn và mối quan hệ để có thể tuyển được người tài năng hơn, nhưng sự thật là tôi không hiểu được chính xác công việc cần gì. Tôi hiểu những chi tiết nhiệm vụ gì của công việc cần được hoàn thành, nhưng tôi không hiểu ứng viên cần những kỹ năng gì để hoàn thành công việc đó, hoặc làm thế nào để đánh giá về các kỹ năng của ứng viên. Thật không may, do thiếu những kiến thức đó, sai lầm tuyển dụng là không thể tránh khỏi.
Lời khuyên cho bạn: Hãy nói chuyện với những doanh nhân có kinh nghiệm và những người đang làm chính công việc mà bạn đang muốn tuyển dụng để hiểu rõ về trình độ, kỹ năng cần thiết ở vai trò của họ. Nói chuyện với bất kỳ ai có thể cho bạn lời khuyên.
Họ sẽ giúp bạn xác định được những kỹ năng cần thiết và giúp bạn xây dựng chỉ số đo lường hiệu quả cho vai trò đảm nhận công việc đó. Những điều này sẽ giúp việc tuyển dụng của bạn như mong muốn và hiệu quả hơn.
Thậm chí, những nhân viên đầu tiên là những người góp phần xây dựng văn hoá của công ty bạn. Vì thế, những nhân viên ban đầu cần phải có đầy đủ kỹ năng cần thiết, nhưng không kém phần quan trọng họ phải có tố chất, tính cách và thái độ phù hợp để giúp bạn xây dựng môi trường công ty.
2. Tìm người đồng sáng lập
Khởi nghiệp một mình khi không có kinh nghiệm thực sự là một thách thức. Khi nói đến khởi nghiệp, hai cái đầu bao giờ cũng tốt hơn một cái đầu.
Một ý tưởng có thể rất hay, nhưng vấn đề là thực thi nó, và thật lòng mà nói, về mặt kỹ thuật, kiến thức của tôi cực kỳ ít ỏi. Việc có một người đồng sáng lập sẽ đảm bảo rằng bạn có ai đó bổ sung, cân bằng điểm mạnh và điểm yếu, đó sẽ là yếu tố thành công lâu dài.
Tự làm hết mọi thứ một mình, tôi đã chờ đợi một thời gian dài trước khi tìm thấy người đồng hành phù hợp. Chờ đợi cũng có lợi, bởi vì, tôi có thời gian để nhìn ra chính xác những kinh nghiệm, kỹ năng của đối tác mà mình cần và kết quả là tôi đã tìm được người phù hợp.
Tuy nhiên, tôi đã có thể làm tốt hơn, nhanh hơn, giảm thiểu những rủi ro của công ty nếu như tôi có người đồng hành ngay từ đầu, thậm chí chưa cần phải là một đối tác hoàn hảo. Vì thế, đừng khởi nghiệp một mình. Sở hữu 100% thay vì 50% hay 33% thật sự rất hấp dẫn đúng không, nhưng cũng có thể làm gia tăng khả năng cuối cùng là 100% bạn sẽ không có gì cả.
3. Đừng giấu ý tưởng – hãy chia sẻ nó
Tôi phạm phải sai lầm này. Tôi tốn nhiều thời gian và tiền bạn để bảo vệ ý tưởng của mình, cũng như chiến lược thực thi. Tôi sợ rằng ai đó sẽ có thể ăn cắp ý tưởng của mình.
Không chỉ tốn thời gian và tiền bạc mà tôi còn bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để có được ý kiến từ người sử dụng tiềm năng, khách hàng và đối tác. Tôi tốn hàng tuần (và cả hàng ngàn đô la) vào việc bảo hộ bằng sáng chế và nhãn hiệu, trong khi lẽ ra tôi nên xây dựng prototype và chia sẻ với mọi người và bất kỳ ai quan tâm.
Tôi cho rằng ý tưởng không có giá trị như mọi người vẫn tưởng. Quan trọng hơn chính là việc hiện thực hoá ý tưởng đó. Không ai sẽ ăn cắp ý tưởng của tôi bởi vì không phải ai cũng đủ can đảm để thực hiện nó. Thực tế là có hàng trăm người có ý tưởng giống tôi, nhưng lại không thể hoặc sẽ không thực hiện nó.
Tóm lại, hãy tận dụng nguồn lực xung quanh bạn để họ cho bạn ý kiến và giúp đỡ bạn.
Theo cafebiz.com
Đăng ngày: 15/05/2015
0 comments:
Post a Comment